Bệnh sốt xuất huyết những điều cần biết

Thứ ba - 09/08/2022 10:41

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT


I/ Sốt xuất huyết là gì?
- Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra.
- Là một bệnh rất nguy hiểm; những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong do trụy tim mạch (sốc) và do xuất huyết ồ ạt.
- Virus này có 4 type: 1,2,3,4
II/ Vì sao sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm
  - SXH Lan truyền nhanh làm nhiều người mắc bệnh, bộc phát thành dịch đe dọa sức khỏe cộng đồng
- Bệnh trở nặng bất ngờ, tử vong cao
- Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh, nó chích hút máu người đang bị nhiễm vi rút rồi truyền sang cho người lành.
- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng cao điểm là vào mùa mưa từ tháng 5- tháng 10
- Bệnh có thể gây tử vong người lớn và trẻ em
- Bệnh mắc phải ở mọi lứa tuổi
- Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có thuốc phòng ngừa
III/ Sinh thái loài muỗi
- Muỗi sinh trưởng thành chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng.
- Chúng đẻ trứng xuống nước
- Trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng.
- Bọ gậy sống trong nước một thời gian sau phát triển thành nhộng rồi thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
Dòng đời của loài muỗi:
 



IV/ Ai là thủ phạm truyền bệnh sốt xuất huyết
- Muỗi vằn(Aedes aegypti) là thủ phạm truyền bệnh sốt xuất huyết. Chúng hút máu chứa virus từ người bệnh truyền sang người lành
 
 
- Đặc điểm sinh học của muỗi vằn(Aedes aegypti)
+ Sống trong nhà và chỗ tối, gầm bàn, hộc tủ, quần áo treo trên vách
+ Đẻ trứng ở nơi  nước trong và nước ứ đọng
+ Lăng quăng có khả năng mang mầm bệnh sốt xuất huyết từ muỗi đã nhiễm virus SXH
+ Hút máu người vào ban ngày nhất là sáng sớm, mờ tối
- Nhận biết bị sốt xuất huyết khi thấy
* Triệu chứng lâm sàng
        - Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
- Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
- Da xung huyết, phát ban.
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
* Cận lâm sàng
- Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng.
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm.
- Số lượng bạch cầu thường giảm.
     * Khi trẻ có các dấu hiệu trên thì phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán sớm.
Hình ảnh sốt xuất huyết
Ban xuất huyết  
 
 Chấm xuất huyết dưới da

                                                      

- Làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết
Trường hợp nhẹ:  có thể chăm sóc tại nhà bằng cách
+ Hạ sốt bằng lau nước ấm,dùng thuốc paracetamol liều 10mg/kg cân nặng
+ Tuyệt đối tránh dùng aspirine
+ Cho uống nhiều nước trái cây, Orezol liều 100-150 ml/kg/ngày
+ Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa
+ Không được cạo cắt lể…/
- Phải đưa đến ngay cơ sở y tế khi thấy :
+ Sốt cao
+ Vật vã, li bì, ói mửa, tay chân lạnh
- Shock sốt xuất huyết
 Trường hợp sốt xuất huyết có shock phải được đưa tới bệnh viện kịp thời tránh gây nguy hiểm tính mạng.
V/ Các biện pháp phòng ngừaSốt xuất huyết
- Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh SXH. Sau khi đốt ngýời bị bệnh SXH, muỗi vằn nhiễm virus Dengue và sau đó khi chích người khác, nó sẽ làm lây bệnh SXH. Muỗi vằn sống trong nhà và đốt người ở mọi thời điểm trong ngày.
Vì vậy, để phòng bệnh SXH, trước hết phải tránh muỗi đốt bằng cách :
• Mặc áo tay dài
• Ngủ mùng kể cả ban ngày
• Cửa lưới hạn chế muỗi xâm nhập
• Không ngồi chơi game lâu 1 chỗ
• Không ngồi xem tivi nhiều giờ liền
• Loại bỏ nơi cư trú của muỗi
• Làm cho nhà thoáng mát, tăng ánh sáng
• Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ
• Không treo quần áo bừa bãi
• Diệt muỗi tích cực
• Dùng vợt diệt muỗi
• Phun thuốc diệt muỗi
Dùng nhang trừ muỗi
Diệt muỗi tích cực   
- Muỗi vằn đẻ trứng và trứng phát triển thành lăng quăng nơi nước trong. Do đó, phải tiêu diệt hết lăng quăng bằng cách dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, dẹp bỏ các nơi đọng nước như lu, máng, lon, hộp sữa, gáo dừa, vỏ xe.
* Các biện pháp diệt lăng quăng:
-  Loại bỏ nơi cư trú của muỗi
Diệt muỗi tích cực:
-  Diệt lăng quăng( bọ gậy)
-  Làm nắp đậy kín các lu khạp chứa nước, không để cho muỗi vào đẻ trứng
-  Diệt lăng quăng( bọ gậy)
-  Thay nước lu, khạp, bình bông ít nhất 1 tuần 1 lần
-  Bỏ muối vào( đổ dầu) chân chống kiến tủ thức ăn

-  Thả cá 7 màu vào các hồ chứa nước
-  Không để nước đọng trong các hốc cây, máng sối
-  Tổng vệ sinh môi trường, thu gom, huỷ các vật chứa nước không cần thiết (vỏ đồ hộp, vỏ xe cũ, mảnh lu khạp bể, gáo dừa


* Đừng quên
- Muỗi vằn là thủ phạm, lăng quăng là nguồn gốc sốt xuất huyết
- Diệt lăng quăng( bọ gậy) là cách phòng ngừa sốt xuất huyết dễ làm, rẻ tiền và tốt nhất
- Không có lăng quăng không có sốt xuất huyết
- Ðể phòng chống bệnh sốt xuất huyết thì ngay từ bây giờ, chúng ta hãy bắt tay vào việc vệ sinh môi trường, loại trừ lăng quăng, chống muỗi đốt và diệt trừ muỗi,...bởi vì chủ động phòng bệnh là tiết kiệm được chi phí điều trị, tiết kiệm thời gian và tiền của, bảo vệ an toàn  chúng ta không mắc bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm.
 
Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ

VI/ Vai trò của cộng tác viên, y tế thôn chương trình SXH

       - Vãng gia hộ gia đình hàng tháng tuyên truyền các biện pháp phòng chống SXH như: diệt muỗi, diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở,…
      - Lồng ghép tuyên truyền phòng chống SXH thông qua các buổi họp tại khu, tổ dân phố
      - Tuyên truyền cho các hộ gia đình
      - Báo cáo về Trạm y tế phường hàng tháng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay5,338
  • Tháng hiện tại421,232
  • Tổng lượt truy cập13,650,235
Chuyển đổi số - Trái
Chuyển đổi số - Phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây