BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
I. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ GÌ?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra, thường do hai nhóm tác nhân gây bệnh là Coxsakie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng bóng nước ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối.
II. NGUYÊN NHÂN
Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 vàEnterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.
III. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN:
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Trước đây, rất ít người quan tâm đến bệnh tay chân miệng vì được biết đến do virut Coxsakie A16, một tuýp rất lành tính gây ra và người bệnh tự khỏi sau vài ngày. Nhưng gần đây các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra virut Entero 71 và một số tuýp virut khác cũng gây ra bệnh tay chân miệng. Các tác nhân này nguy hiểm hơn virut Coxsakie A16 rất nhiều, đặc biệt là virut Entero 71 có thể gây biến chứng ở não và tim. Khi biến chứng bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24 giờ.
Virut Entero 71 là một loại virut đường ruột, gây bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp phân - miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn... bị ô nhiễm phân người bệnh. Một số ít trường hợp được ghi nhận lây lan qua đường hô hấp. Sau khi xâm nhập, virut đến cư trú tại họng và đoạn dưới của ống tiêu hóa. Trong vòng 24 giờ, chúng sẽ xâm nhập vào các hạch bạch huyết tại chỗ và tăng sinh tại đây. Giai đoạn này, virut được tìm thấy trong dịch cổ họng và trong phân của bệnh nhân.
IV. ĐỐI TƯỢNG MẮC BỆNH:
- Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
- Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
V. LÂM SÀNG:
- Giai đoạn ủ bệnh: 3 - 7 ngày
- Giai đoạn khởi phát:từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày
- Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3- 10 ngày với các triệu chứng điển hình:
- Loét miệng: Vết loét đỏ hay bóng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
- Phát ban dạng bóng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
- Sốt nhẹ
- Nôn
- Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có thể nguy cơ biến chứng
- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh
4. Giai đoạn lui bệnh : Thường từ 3 – 5 ngày sau, trẻ hồi phúc hoàn toàn nếu không có biến chứng.
VI. BIẾN CHỨNG:
- Biến chứng thần kinh:
- Viêm não, Viêm não tủy, viêm màng não
- Rung giật cơ
- Ngủ gà, bứt rứt, chới với. đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược
- Rung giật nhãn cầu
- Yếu liệt chi
- Liệt dây thần kinh sọ não
- Co giật, hôn mê
2. Biến chứng tim mạch:
- Mạch nhanh > 150 lần/phút
- Da nổi vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh
- Khó thở: Thở nhanh, rút lõm ngực
- Phù phổi cấp: sùi bọt hồng, khó thở, tím tái.
VII. PHÒNG BỆNH:
1. Nguyên tắc phòng bệnh:
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
2. Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:
Cách ly theo nhóm bệnh.
- Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.
- Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.
- Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
3. Phòng bệnh ở cộng đồng:
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
- Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch.
- Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
- Cho trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn chung thìa bát.
- Luộc sôi hoặc ngâm Chloramin B 2% quần áo, tã lót của trẻ trước khi giặt sạch.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, Chloramin B 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường.
- Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
- Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng Chloramin B, vôi bột hoặc tro bếp… Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.
- Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Tại sao phải vệ sinh tay?
Sau giai đoạn ủ bệnh (3-6 ngày), người bệnh bắt đầu có khả năng thải các cơ chất có chứa tác nhân gây bệnh (Coxsakieviruses và Enterovirus) ra ngoài môi trường. Các dịch tiết đường hô hấp, đường tiêu hóa, phân người bệnh có thể bám trên bề mặt bàn, ghế, phương tiện, dụng cụ, đồ chơi, quần áo hay sàn nhà, tường nhà, tay nắm cửa… mà mắt thường không nhìn thấy được. Điều không may là Enterovirus có thể tồn tại khá lâu ngoài môi trường. Để tác nhân gây bệnh có thể “đi” đến miệng của người lành hay tiếp tục phát tán ra thêm nhiều bề mặt môi trường dụng cụ khác, “thủ phạm” số 1 không “ai” khác ngoài đôi bàn tay. Chỉ có thể bằng biện pháp vệ sinh mới loại trừ được vai trò trung gian
Ai phải thực hiện vệ sinh tay?
Bàn tay của tất cả mọi người đều có vai trò làm lây nhiễm và lan truyền tác nhân gây bệnh. Do vậy không có ngoại lệ cho việc vệ sinh tay. Trẻ em độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo, nhóm đối tượng có nguy cơ cao với bệnh tay - chân - miệng cần được tập trung quan tâm hướng dẫn và khuyến khích thực hiện vệ sinh tay. Người chăm sóc trẻ, cô nuôi, bảo mẫu trong các trại trẻ, trường mầm non, mẫu giáo… cần nêu cao ý thức vệ sinh tay. Nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà trong các cơ sở y tế tuân thủ vệ sinh tay theo quy định. Nhân dân trong cộng đồng nhận thức đúng đắn về vai trò của vệ sinh tay và tích cực thực hiện vệ sinh tay vì một cuộc sống tốt đẹp và thiết thực ngăn ngừa bệnh tay - chân - miệng trong mùa dịch như thông điệp của Tổ chức Y tế Thế giới: “Vì sự sống hãy vệ sinh tay”.
Vệ sinh tay vào thời điểm nào?
Vệ sinh tay chính là thao tác loại bỏ đường lây truyền tác nhân gây bệnh từ nơi cư trú (reservoir) tới nơi tiếp nhận hay cơ thể thụ cảm (sensitive host). Tùy theo đặc điểm công việc và hoạt động của từng đối tượng thời điểm vệ sinh tay có thể khác nhau, tuy nhiên dù là thời điểm nào cũng phải đạt được mục tiêu trên. Một số nguyên tắc để chọn thời điểm vệ sinh tay có thể kể ra như sau: trước khi thực hiện thao tác sạch (trước khi ăn, trước khi lau mặt, trước khi cho trẻ ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn…); sau khi thực hiện thao tác mà bàn tay đã bị hoặc có khả năng bị nhiễm bẩn (sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã, sau khi đổ bô, sau khi đổ rác, sau khi ho, hắt hơi mà lấy tay che miệng, sau khi lau nhà…).
Vệ sinh tay như thế nào cho đúng?
Trên bàn tay có các vùng mà nếu không để ý khi vệ sinh tay chúng ta hoàn toàn có thể bỏ qua như các kẽ ngón tay, các đầu ngón tay hay ngón tay cái. Vệ sinh tay đúng nhằm không để sót các vùng “kín đáo” trên bàn tay. Quy trình vệ sinh tay thường quy do Bộ Y tế ban hành đang được các cơ sở y tế áp dụnglà quy trình có tính ưu việt có thể khắc phục được nhược điểm mà việc rửa tay thông thường có thể gặp.
CÁC QUY TRÌNH RỬA TAY
- Bước 1: Lµm ít hai bµn tay b»ng níc s¹ch. Thoa xµ phßng vµo lßng bµn tay. Chµ x¸t hai lßng bµn tay vµo nhau.
- Bước 2: Dïng ngãn tay vµ lßng bµn tay nµy cuèn vµ xoay lÇn lît tõng ngãn cña bµn tay kia vµ ngîc l¹i.
- Bước 3: Dïng lßng bµn tay nµy chµ x¸t chÐo lªn mu bµn tay kia vµ ngîc l¹i.
- Bước 4: : Dïng ®Çu ngãn tay cña bµn tay nµy miÕt vµo kÏ gi÷a c¸c ngãn cña bµn tay kia vµ ngîc l¹i.
- Bước 5: Chôm 5 ®Çu ngãn tay cña tay nµy cä vµo lßng bµn tay kia b»ng c¸ch xoay ®i, xoay l¹i.
- Bước 6: X¶ cho tay s¹ch hÕt xµ phßng díi nguån níc s¹ch. Lau kh« tay b»ng kh¨n hoÆc giÊy s¹ch.
Thời gian vệ sinh tay tối thiểu cho cả quy trình là 30 giây đến 01 phút
C¸c bíc 2,3,4,5 lµm ®i lµm l¹i tèi thiÓu 5 lÇn.
CÁC DẤU HIỆU CẦN THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ CHO TRẺ
1. Khi nào đưa trẻ đi khám bệnh
Khi trẻ có:
- Hồng ban hoặc bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng tay, cẳng chân, mông, đầu gối.
- Loét miệng: Trẻ không chịu ăn, không chịu bú, chảy nước miếng liên tục
2. Các dấu hiệu nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay
Phải đưa trẻ đến bệnh viên ngay khi có các dấu hiệu, biến chứng sau:
- Sốt cao liên tục 39oC
- Giật mình, chới với, hốt hoảng, thất thần
- Run chi
- Yếu chi
- Đi loạng choạng
- Đảo mắt
- Nôn ói nhiều
- Quấy khóc ( dỗ không nín)
- Co giật
- Thở mệt
3. Có nên đưa trẻ đi học khi trẻ đang mắc bệnh không
- Không cho trẻ đi học, ngay cả khi trẻ không sốt và không có dấu hiệu nặng để tránh lây lan cho các trẻ khác + nhiễm trùng cơ hội.
4. Chăm sóc theo dõi trẻ tại nhà
- Cách ly hoàn toàn ít nhất từ 7 đến 10 ngày
- Giữ vệ sinh cho trẻ, khuyến khích và nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ đúng cách bằng xà phòng, sát khuẩn dưới dòng nước chảy.
- Tẩy trùng bằng các vật dụng sinh hoạt và đồ chơi thường dùng cho trẻ.
- Tẩy trùng sàn nhà bằng các dung dịch khử khuẩn được ngành Y tế khuyến cáo như: Cloramin B, dung dịch nước Javel.
- Theo dõi kịp thời các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
5. Cách tốt nhất hạn chế tối đa sự lây lan bệnh cho trẻ lành là gì
- Thực hiện tốt việc cách ly với trẻ khác
- Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, vật dụng trong nhà bằng thuốc khử khuẩn thường xuyên
- Người chăm sóc trẻ phải rửa tay với xà phòng, đặc biệt là ngay sau khi chăm sóc trẻ bệnh và trước khi chăm sóc trẻ khỏe
6. Thực hiện các biện pháp tẩy trùng như thế nào là đúng
- Tẩy trùng với chất Cloramin B hoặc nước Javel theo hướng dẫn của ngành Y tế và nhà sản xuất
- Lau hoặc rửa sạch bụi và các chất bẩn trên sàn nhà bằng nươc và xà phòng trước, sau đó mới lau bằng dung dịch khử khuẩn đã pha. Để 10 – 20 phút sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô.
7. Điều trị cho trẻ mắc bệnh tại nhà như thế nào?
- Bệnh chưa có thuốc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng
- Giảm đau miệng và hạ sốt bằng cách lau mát mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt paracetamol liều 10 – 15mg/kg cân nặng mỗi 4 – 6 giờ, tuyệt đối không sử dụng Aspirin để hạ sốt, giảm đau cho trẻ.
- Giảm ngứa cho trẻ bằng các loại thuốc kháng histamin thông thường như: chlopheniramin, polaramin, theralen… theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dung nguồn nước uống là các loại nước trái cây chứa nhiều vitanim.
- Việc chăm sóc và điều trị tại nhà tuyệt đối tránh 3 thói quen không tốt sau:
+ Không cạy vỡ các bóng nước nhiễm trùng
+ Khôg ủ trẻ bệnh trẩm trọng hơn
+ Không nên bôi – xức thuốc tím hoặc bất cứ thuốc gì….. lên mun nước.
8. Ba nguyên tắc quan trọng chăm sóc trẻ
- Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, súc miệng bằng nước lọc sạch hoặc nước đun sôi để nguội. tránh nước muối loãng vì có thể làm cho trẻ bị đau rát hơn, thân thể tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày bằng xà phòng để hạn chế sự lây lan.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động giúp cơ thể nâng cao đề kháng
- Tăng cường dinh dưỡng hợp lý cho trẻ phù hợp tình trạng bệnh lý cuả trẻ, như cho trẻ ăn theo khả năng của mình
9. Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh:
- Trẻ ăn uống rất khó khăn nên thức ăn cho trẻ cần tuân thủ theo nguyên tắc 3 chữ L
+ L1: Có nghĩa là cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, giúp trẻ bớt đau đớn khi ăn và dễ tiêu hóa, trẻ nhỏ nếu bú sữa khó khăn nên đút sữa cho trẻ bằng muỗng hoặc thìa
+ L2: Cho trẻ ăn lạt đừng nên cho trẻ ăn mặn hoặc thức ăn chứa nhiều chất chua sẽ làm trẻ đau rát khi ăn khiến trẻ không muốn ăn uống hoặc bỏ ăn.
+ L3: Nên cho trẻ ăn lạnh để trẻ dễ ăn và không gây kích ứng các vết loét trong miệng, sữa sau khi pha có thể để vào ngăn mát cho hạ nhiệt độ hoặc thức ăn vừa chế biến xong nên chờ cho nguội bớt rồi mới cho trẻ ăn.
10. Phụ huynh cần phải làm gì để phòng ngừa hiệu quả
- Cách ly trẻ bệnh và trẻ lành để hạn chế sự lây lan ( Trẻ bệnh nên nghĩ học ở nhà ít nhất là 7 ngày)
- Áp dụng tốt nguyên tắc “3 sạch” giúp trẻ phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất:
+ Giữ sạch sẽ đôi tay của trẻ: Bằng cách hướng dẫn và khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ đúng cách bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khicho7i đùa
+ Giữ sạch sẽ vật dụng và đồ chơi của trẻ: Các tác nhân gây bệnh như: Rotavirus, Coxsackie virus A16, EV71… Thướng bám dính vào và tồn tại khá lâu trên vật dụng và đồ chơi trẻ.
+ Giữ sạch sẽ sàn nhà cho trẻ: Sàn nhà là nơi trẻ thường xuyên tiếp xúc, nhất là trẻ nhỏ. Sàn nhà không sạch sẽ là mối nguy hiểm cho trẻ, lau sàn nhà thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn
11. Các biện pháp làm sạch đồ chơi cho trẻ
- Đồ chơi chung:
+ Khử trùng hằng ngày hoặc mỗi buổi
+ Rửa với xà bông, nước và lau bằng khăn sát trùng.
- Đồ chơi rửa được trong nước:
+ Ngâm (nước ấm) với xà phòng, rửa lại bằng nước sạch, hong khô.
+ Hoặc ngâm trong thuốc tẩy (pha loãng 1:50) và hong khô.
+ Hoặc lau bề mặt bằng gạc cồn
- Đồ chơi không rửa được bằng nước: Lau sạch gạc cồn, lưu ý các góc, hốc, chỗ nứt.
“Rửa tay với xà phòng để phòng chống dịch, bệnh tay chân miệng”
Chúng tôi trên mạng xã hội