Những điều cần biết khi có Giông bão - Sấm sét

Thứ năm - 06/04/2023 08:03
HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI GIÔNG BÃO ẬP ĐẾN
1. Nếu bạn đang ở ngoài
 
Không trú dưới gốc cây khi có bão, tránh sét đánh (Ảnh minh họa Internet)
Hãy chú ý đến những dấu hiệu như trời tối sầm, tia chớp hay gió mạnh. Khi đó, hãy ngừng ngay các hoạt động và tìm nơi trú ẩn trong nhà kiên cố hoặc phương tiện chắc chắn như xe hơi và đóng kín cửa.
Nếu nghe thấy tiếng sấm, bạn chắc chắn đang ở rất gần khu vực sét đánh. Các nhà khí tượng khuyến cáo, bạn phải ở nơi trú ẩn ít nhất trong vòng 30 phút kể từ khi nghe tiếng sấm.
Tuyệt đối không gọi điện thoại khi đang đứng ngoài trời mưa (kể cả trong nhà) nếu không cần thiết. Chiếc điện thoại của bạn có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sét đánh.
Nếu bạn đang ở ngoài và không thể tìm nơi trú ẩn trong nhà, hãy tránh các khu vực đất cao, đồi trống, rãnh nước chảy hay vũng nước nhỏ bởi nó có thể trở thành chiếc hồ lớn nhấn chìm bạn khi có mưa to.
Cũng tránh xa những cây cao đứng riêng lẻ và những vật dẫn điện như hàng rào kim loại, xe cộ hay dụng cụ cá nhân có thể dẫn điện.
Đối với công nhân cao su, hãy ra khỏi vườn cây ngay lập tức khi thấy những dấu hiệu của cơn bão hoặc trời nổi gió to, bởi cành cây cao su có thể gãy, đổ bất cứ lúc nào. Tìm nơi trú ẩn an toàn gần nhất có thể để tránh giông, bão.
Đừng trốn trong nhà kho hoặc lều dã ngoại bởi đó không phải là những nơi an toàn.
Không nên che dù, vì dù có thể dẫn điện.
Nếu bạn đang đứng với một nhóm người, hãy đứng cách xa nhau khoảng 4,5 đến 5 mét. Cúi gập người, hạn chế tiếp xúc mặt đất, bạn có thể đứng trên một vật cách điện, hai tay ôm sát vào tai để hạn chế thương vong khi có sét đánh.

2. Nếu bạn đang ở trong nhà
 

Ngắt Aptomat khi nhà bạn bị ẩm, ngập nước
Không dùng các thiệt bị điện và điện thoại, thay vào đó hãy dùng tivi hoặc radio chạy pin. 
Đóng tất cả cửa sổ, cửa chính.
Không đứng gần cửa sổ, cửa kính và những khu vực ẩm ướt trong nhà như nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà bếp.
Không tắm hoặc sử dụng vòi nước.
Ở yên nơi trú ẩn trong nhà cho đến khi cơn giông qua khỏi.
Khi thấy mọi thứ đã an toàn mới gọi điện cho người thân thông báo về tình trạng của bạn hoặc hỏi thăm tình hình.
Hãy gọi cứu hộ nếu khu vực của bạn có người bị thương hoặc cần cứu trợ khẩn cấp.

3. Những điều nên và không nên khi đi dưới mưa giông, sấm sét
Mặc áo mưa sáng màu và đội mũ bảo hiểm
Nếu được, hãy mang áo mưa có màu sắc sáng (hồng, đỏ, xanh dạ quang...), vì trời mưa giông sẽ rất tối, nếu bạn mang áo mưa tối sẽ không ai thấy, rất nguy hiểm khi đi đường. Áo mưa giúp bạn không bị ngấm nước mưa và cảm lạnh sau đó.
Nếu trời mưa giông gió quá, tốt nhất nên bảo vệ bản thân bằng cách đội mũ bảo hiểm, bất kể đi xe hay đi bộ.
Tránh xa những thiết bị kim loại
Chúng ta có khả năng bị điện giật khi tiếp xúc với một vật dẫn điện nếu bị sét đánh trúng. Do vậy hãy cất điện thoại cẩn thận không nên dùng điện thoại dưới trời mưa.

4. Cách đi xe máy an toàn trời mưa bão
Kiểm soát tốc độ và hệ thống phanh phù hợp để tránh trơn trượt khi đi xe máy trong điều kiện trời mưa bão.
Ghi nhớ đầu tiên đó chính là bảo vệ cơ thể bởi những vật dụng bảo hộ: mũ bảo hiểm, giày, quần áo, găng tay.
Những tai nạn thường gặp nhất do trời mưa chính là trơn trượt do mất kiểm soát, hệ thống phanh bị bó cứng. Khi trời mưa tuyệt đối không chạy tốc độ cao, vì khi gặp vật cản phải phanh gấp, lốp xe không bám đường, hệ thống phanh do nước mưa nên bó cứng sẽ gây hiện tượng mất lái dẫn đến tai nạn.
Ngoài ra, khi trời mới bắt đầu mưa, không nên vội vàng tăng tốc để tránh mưa, vì khi đó bụi đường kết hợp với nước mưa tạo thành một lớp ngăn cách bánh xe tiếp xúc với mặt đường, rất dễ trượt ngã.
Bên cạnh việc di chuyển với tốc độ chậm, cũng cần lưu ý tạo khoảng cách với các xe đi trước và đi sau. Khi đường trơn ướt nếu đi quá gần nhau sẽ rất khó xử lý khi một xe có vấn đề, dễ dẫn đến tai nạn liên hoàn. Vì thế phải thường xuyên quan sát rộng về phía trước và cả gương chiếu hậu để thiết lập khoảng cách an toàn với những bạn đồng hành.
Không dừng xe dưới các gốc cây to, ở đỉnh đèo hay các khoảng trống do dễ bị sét đánh. Bật đèn xe trong mưa giông là điều nên làm, ánh sáng đèn giúp các xe khác dễ nhận ra sự hiện diện của bạn trên đường.
 
Khi có sấm sét Nên làm gì để đảm bảo an toàn?
Khi bạn đang ở làm ở khu vực nào đó, hãy để ý trước các nơi có thể trú tránh an toàn. Khi trời gầm sấm sét bắt đầu, bạn phải tính được thời gian từ chỗ làm việc đến nơi an toàn, vì cơn dông thường kéo đến rất nhanh. Khi đang ở nơi không an toàn, cần để ý đến các dấu hiệu của dông như mây đen, khí lạnh và gió.
Thực hiện quy tắc 30 giây
Khi giông xảy ra, thoạt tiên ta thấy tia chớp lóe lên và sau đó là tiếng sấm. Nếu bạn tính khoảng thời gian từ lúc nhìn thấy tia chớp lóe lên đến lúc nghe thấy tiếng sấm thì có thể xác định được khoảng cách với nơi sét xảy ra, bằng việc chia số giây cho 3.
Ví dụ đếm được 3 giây thì khoảng cách sét là 3/3 = 1 km. Nếu như khoảng thời gian bạn đếm được nhỏ hơn 30 giây, thì bạn đã nằm trong tầm ngắm của thu lôi rồi và phải cẩn thận. Nếu thời gian này nhỏ hơn 20 giây thì phải di chuyển đến nơi an toàn hơn. Sét có thể đánh cách xa nơi có mưa tới 15 - 20 km.
Khi trời sắp xảy ra dông, thì tốt nhất là nên về nhà. Chỗ an toàn để tránh là các tòa nhà có trang bị hệ thống bảo vệi đầy đủ. Khi ở trong nhà, nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện; tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước; không nên dùng điện thoại trừ trường hợp cần thiết; rút phích cắm các thiết bị điện và anten; tránh ở gần các dây điện thoại và dây điện (cách ít nhất 1 m).
Khi gặp dông việc xử lý thích hợp có thể tránh được rủi ro không mong muốn, giảm thiểu mất mát cho con người cũng như thiệt hại về vật chất thì bạn cần biết những điều NÊN và CẦN TRÁNH khi có giông.
Điều nên thực hiện ngay khi bắt đầu có mưa giông
Nhanh chóng đến chỗ trú ẩn an toàn:
- Trú bên trong nhà được bảo vệ chống sét, nơi đã có lắp đặt hệ thống chống sét đầy đủ.
- Trú bên trong một kết cấu kim loại (ví dụ: một xe ôtô có mái che).
- Ở bên dưới chòi, lán trại có mái được nối đất.

 
 


Ngồi xuống nếu không có chỗ ẩn nấp:
Nếu không có hoặc không đủ thời gian đến nơi trú an toàn nào thì cần nhanh chóng ngồi xuống, giảm độ cao và mặt tiếp xúc với đất bằng cách đặt các bàn chân sát lại với nhau (lưu ý là không được đặt tay lên bất cứ vật gì đang tiếp xúc với đất)

Điều không nên làm khi trời bắt đầu có hiện tượng trời gầm
- Tránh đi xe đạp hoặc cưỡi ngựa ngoài trời, không ở trong các xe mui trần.
- Tránh tiếp xúc với nước hoặc bơi lội trên sông, hồ ngoài trời.
- Tránh những nơi cao nhất hoặc các chỗ cao.
- Tránh tiếp xúc và lại gần các kết cấu kim loại, hàng rào thép, các thiết bị điện, các khung cửa sổ, các máy vô tuyến truyền hình, máy thu thanh, các thiết bị điện ….
- Không mang vác, chống bất cứ vật gì trên đầu, đặc biệt là kim loại (ô, dù; gậy đánh golf; dụng cụ lao động như cuốc, xẻng, xà ben …).
 
 
- Tránh ở dưới các cây cao hoặc cây đứng riêng lẽ giữa vùng trống. Nếu không thể, thì tránh đến gần cây rậm rạp có các cành cây dài.
 
 
  - Tránh hoặc hạn chế sử dụng điện thoại hữu tuyến (có dây) hoặc di động, tránh đứng gần các cửa sổ.

 - Tránh chạm, tiếp xúc với dây thoát tại các tòa nhà, tránh đứng gần các hệ thống nối đất.

 Các chênh lệch điện thế do dòng điện chảy theo dây (cáp) xuống đất sẽ gây ra hiệu ứng điện áp bước, dòng điện có thể truyền qua cơ thể người rất nguy hiểm, ví dụ:
- Người X tiếp xúc với đất tại a và b, là đối tượng bị ảnh hưởng của điện áp bước.
- Người Y tiếp xúc với đất tại c và dây thoát tại d, là đối tượng chịu ảnh hưởng của điện áp chạm.
- Người Z tiếp xúc với dây thoát tại e và tay vịn tại f, là đối tượng bị ảnh hưởng do điện thế lan truyền.

(Sưu tầm)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm43
  • Hôm nay8,035
  • Tháng hiện tại303,021
  • Tổng lượt truy cập12,957,974
Chuyển đổi số - Trái
Chuyển đổi số - Phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây