Bài Tuyên truyền về bệnh viêm phổi do vi rút CORONA gây ra

Thứ tư - 12/01/2022 23:10
Các em yêu quí! Bệnh viêm phổi do virus Corona vẫn chưa dừng lại vẫn lây lan mạnh. Sau đây là cách nhận biết và phòng ngừa loại bệnh này.
* Vi rút corona là gì?
Coronavirus là một loài của virus thuộc phân họ Coronavirinae trong gia đình Coronaviridae. Cái tên Coronavirus có nguồn gốc từ tiếng Latin, có nghĩa là vương miện, vì hình dạng của virus này khi soi dưới kính hiển vi giống như vương miện hoặc vành nhật hoa.
Cho đến nay, người ta mới phát hiện ra virus Corona chỉ lây nhiễm cho những loài động vật có xương sống và gây nên những bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và hệ thần kinh ở người và động vật nói chung. Loại Coronavirus mới được tìm thấy ở Vũ Hán, Trung Quốc là một loài mới và chưa bao giờ được tìm thấy trước đây. WHO đã đặt tên cho chủng virus mới này cái tên là 2019-nCov.
* Virus Corona lây lan như thế nào?
- Lây nhiễm qua đường không khí thông qua việc người mắc bệnh hắt hơi và ho.
-  Tiếp xúc với người đang mang bệnh thông qua các cử chỉ thân mật như bắt tay, ôm hôn
- Chạm tay vào bề mặt của đồ vật có virus ở trên đó và vô tình chạm tay vào mũi, mắt, miệng mà không rửa tay sạch sẽ trước đó.
- Lây nhiễm qua đường phân, ô nhiễm phân, con đường này khá hiếm xảy ra.
* Dấu hiệu nhiễm virus Corona ở người:
Triệu chứng nghiêm trọng cho cơ thể khi mắc phải, bao gồm:
- Sốt cao 39, 40 độ kéo dài liên tục 1 – 2 ngày chưa dứt;
- Ho liên tục, ho khan;
- Khó thở;
- Cơ thể ớn lạnh;
- Choáng váng;
- Đau nhức toàn thân;
- Mệt mỏi, không còn sức lực;
- Suy hô hấp dẫn đến tử vong
* Cách phòng tránh vi rút corona:
1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, mang theo dung dịch rửa tay sát khuẩn có cồn khi đi chơi, đi du lịch.
2. Đeo khẩu trang y tế 3 lớp khi đến nơi đông người như sân bay, ga tàu,…
3. Che mũi và miệng khi ho, hắt xì hơi, xì mũi… bằng khăn giấy dùng một lần.
4. Súc họng với dung dịch sát khuẩn miệng
5. Giữ ấm cơ thể và phòng ốc
6. Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng cảm cúm.
7. Ăn chín, uống sôi
8. Hạn chế tới những nơi đông người.

QUY TRÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG
Cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng.
Quy trình rửa tay cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay.
Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút.
Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi ho, hắt hơi mà phải dùng tay che miệng, sau khi tiếp xúc với đồ vật công cộng có nguy cơ nhiễm vi rút cúm, bắt tay với người nghi nhiễm cúm Mỗi cơ quan, xí nghiệp, trường học, gia đình cần có xà phòng và nơi rửa tay thuận tiện.
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

 
HƯỚNG DẪN ĐEO KHẨU TRANG Y TẾ ĐÚNG CÁCH
Khẩu trang y tế là một đồ dùng được sử dụng thường ngày ở Việt Nam hiện nay nhưng không phải ai cũng biết đeo khẩu trang y tế đúng cách, rất nhiều người đã, đang đeo sai cách, khiến việc tránh bụi, bảo vệ sức khỏe của khẩu trang y tế không được phát huy tối đa. Để biết cách đeo đồ dùng này đúng cách, xem bài này ngay.
1. Đeo đúng mặt
- Khẩu trang y tế chất lượng và khẩu trang than hoạt tính thông thường có 2 mặt, bạn cần chọn đúng mặt khi đeo để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất.
- Đeo đúng mặt là khi mặt trong của khẩu trang tiếp xúc với da mặt của bạn. Để phân biệt mặt trong và mặt ngoài của khẩu trang thì mặt ngoài thường có màu đậm, còn mặt trong sẽ có màu sắc nhạt và có độ phẳng hơn.
2. Đeo đúng chiều
- Nếu nhìn sơ qua, bạn sẽ không dễ dàng phân biệt đâu là mặt trên, đâu là mặt dưới của khẩu trang và nếu đeo sai mặt, cực gây khó chịu trong quá trình đeo và bụi bẩn, vi khuẩn dễ lọt vào bên trong.
- Để đeo đúng chiều, bạn cần chú ý là mặt trên của khẩu trang thường gắn 1 sợi kim loại nhỏ, sợi kim loại này có thể điều chỉnh độ cong linh hoạt để ép sát theo hình dạng mũi, giữ kín cho vị trí tiếp xúc của khẩu trang với sóng mũi. Mặt dưới của khẩu trang thì thường có đường dập liền, không có dây kim loại như mặt trên.
3. Các bước đeo khẩu trang chuẩn nhất
- Khi đeo khẩu trang, bạn cần sử dụng 2 đầu ngón tay của mỗi bàn tay đồng thời lồng 2 dây đeo khẩu trang vào 2 tai hoặc lồng từng bên tai một sau đó chỉnh cho khẩu trang thật cân đối, tiếp theo sử dụng 1 tay giữ phần trên khẩu trang cố định và kéo nhẹ phần dưới giãn ra sao cho phần dưới phủ xuống cằm.
- Cuối cùng, sử dụng tiếp ngón cái và ngón trỏ của 1 tay bóp nhẹ dây kim loại ở mặt trên khẩu trang để làm tạo độ kín giữa mũi với khẩu trang, chỉnh lại khẩu trang nếu cần là xong.
4. Những lưu ý cần biết khi đeo khẩu trang
- Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại khẩu trang với hình dạng khác nhau theo quy tắc chung thì bạn đeo sao cho không khí hít vào phải trải qua lớp lọc của khẩu trang là được.
- Ngoài ra, khi đeo phải điều chỉnh khẩu trang vừa khít với mặt, bao phủ phần lớn khoang mũi, miệng nhưng vẫn đảm bảo bạn hít thở dễ dàng, tai không bị đau, trầy da.
- Khi đeo khẩu trang y tế dùng hằng ngày, bạn cần lưu ý tốt nhất chỉ dùng 1 lần/ngày, không nên tái sử dụng nhiều lần. Nếu có tái dùng khẩu trang than hoạt tính thì nên hạn chế việc giặt giũ, lớp than hoạt tính sẽ giảm tác dụng cực nhanh sau các lần giặt.
- Không nên cho khẩu trang vào túi quần, áo, túi xách, các túi đựng này có thể làm khẩu trang bị bẩn, nhiễm vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bạn khi đeo.

 
Trên đây là bài tuyên truyền bệnh viêm phổi do vi rút corona của Trường Tiểu học Trần Phú, chúc các em luôn mạnh khỏe và có những kiến thức, cách phòng tránh bệnh thật tốt  để giữ sức khỏe cho bản thân và cho mọi người xung quanh.
 

Tác giả: Ban biên tập

Nguồn tin: TH Trần Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập134
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm123
  • Hôm nay35,276
  • Tháng hiện tại472,712
  • Tổng lượt truy cập10,002,520
CDS trái
CDS phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây